<May 2024>
SunMonTueWedThuFriSat
2829301234
567891011
12131415161718
19202122232425
2627282930311
2345678
18 Bài Nghiên cứu cùng tác giả : Kỷ yếu khánh thành
    Lá Nắng Chùa Từ Đàm

Từ thời đoàn Đồng Ấu, đoàn Phật học Đức dục, từ thời Gia đình Phật hóa phổ… dễ đã sáu mươi năm qua, Từ đàm là ngôi chùa ấp ủ trong lòng tôi. Khi ở đó, chùa là hình của Phật. Khi đi xa, chùa là bóng mát chư Bồ Tát, ở đó ngun ngút trầm hương đốt. Ở đó vang lên ngày mồng Tám tháng Tư về đây… ở đó dây thân ái lan rộng muôn nhà.

 

              Ở đó, ngài Tiêu Diêu nổi lửa. Nhưng trước đó, là tiếng nói sang sảng, vang vọng, điểm hỏa cho sự vùng dậy của Phật giáo đồ trước cảnh trạng không thể nào chấp nhận nữa. Cảnh trạng của Dụ số 10 do ông vua thừa sai ký theo lệnh thực dân Pháp, biến tướng đạo Phật thành câu lạc bộ nhàn tảng, thành hội đoàn tiêu khiển. Các chính quyền thừa sai sau đó sẽ tha hồ căn cứ vào, chà nghiến nền đạo lý lâu đời và khởi thủy của dân tộc.

 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Việt Nam Trước Những Ảnh Hưởng của Văn Hóa Xã Hội Hoa Kỳ

Biến cố tháng Tư năm 1975 đã vùi dập một nửa dân tộc trong đau thương, tang tóc, phân ly và tủi nhục. Nhưng cũng chính từ biến cố đau thương đó, một thế hệ Việt Nam mới đã được sinh ra hoặc trưởng thành ở hải ngoại với những điều kiện sinh sống và giáo dục thật thuận lợi. So với con số vài chục của Phong trào Đông du thời cụ Phan Bội Châu, hoặc con số vài chục ngàn sinh viên du học thời trước 1975 của cả hai miền Nam Bắc Việt Nam, thì hiện nay con số hàng trăm ngàn - và sẽ còn tăng nhiều hơn nữa - tuổi trẻ Việt Nam với những thành tựu to lớn về kiến thức và kỹ thuật chuyên môn, chắc chắn đó sẽ là vốn quý đó hay không lại là vấn đề khác. Có thể vốn quý đó chỉ đóng góp thêm sự thành công và thịnh vượng cho xứ người. Cũng có thể vốn quý đó bị chôn vùi, mai một trong một cuộc sống thác loạn, vật chất

Xem chi tiết...
    Niềm Vui Chưa Trọn

Đường đi từ Amarillo đến Dallas lái xe thông thường mất khoảng sáu tiếng. Hôm nay khởi hành từ sáng sớm nhưng gần đến Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại chỉ mất độ năm giờ

 

             Chợt nghĩ lại là mình không có lái ẩu, cũng vẫn còn ngán các ông cảnh sát lưu thông trên xa lộ nhưng, hôm nay đến nhanh hơn các bận trước có lẽ vừa đi vừa miên man nghĩ đến niềm vui của Thầy trong ngày Khánh thành Chánh điện mới của chùa và cũng là ngày Đại hội Thường niên Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất Hải ngoại tại Hoa kỳ, năm thứ hai nhiệm kỳ hai, nên lần nầy đi đường xa mà không thấy mệt và không ghé các trạm nghĩ.

 

Xem chi tiết...
    Vài Nét Tâm Sự

Vào lời : Khi Tân chánh điện của Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại bắt đầu xây cất, Trung tướng Nguyễn Chánh Thi về thăm và phát nguyện ký sổ vàng ủng hộ. Chúng tôi có thưa, khi nào hoàn thành, kính mời Trung tướng hoan hỷ tham dự và sau đó, xin Trung tướng có đôi dòng với Kỷ Yếu.

 

             Bài nầy, tác giả rút ra từ cuốn “Việt Nam Một Trời Tâm Sự” và gởi về chúng tôi. Đồng thời, tác giả cũng cho hay là vì tuổi già, bận phải đi đó đây với anh em trong lúc nầy, tôi có vài nét tâm tình gởi về thầy, mặc dầu nó đã góp mặt từ lâu qua báo chí cũng như tác phẩm của tôi. Mong thầy hoan hỷ.

 

      Sau ba năm dài trôi nổi trên xứ Chùa Tháp trở về miền Nam, tôi có đi thăm hai người bạn trong tù : Anh Trương Đình Cát và Hà Như Chi. Họ vừa là bạn vừa là cùng phục vụ dưới chế độ nhà Ngô trước kia. Trương Đình Cát là người có tinh thần quốc gia, chống Cọng triệt để và đầy đủ sĩ khí.

 

Xem chi tiết...
    Phật Giáo Sự Kỳ Thị Chủng Tộc và Giai Cấp

 Sự ngưỡng mộ Phật giáo của thế giới nhân loại nằm trong ý tưởng giản dị vì đạo Phật không chủ trương con người cao sang hay thấp hèn là do sự sanh trưởng. Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh rằng dòng giống của một người nam hay nữ được quyết định bởi chính hành động (nghiệp) chứ không bao giờ do sự sinh trưởng của họ. Đức Phật là một trong những nhà cải ách xã hội tiền phong đã dũng cảm thuyết giảng sự bình đẳng giữa con người trong xã hội, và chỉ dạy rằng mọi sự phân chia giai cấp là hoàn toàn sai lầm. Vì vậy, giáo lý của đức Phật đã mang lại một cuộc cách mạng xã hội toàn diện cho quốc gia Ấn Độ đầy giai cấp bất công, cũng như trên toàn thế giới.

 

Xem chi tiết...
    Chùa Từ Đàm Từ Quốc Nội Đến Hải Ngoại

Ai trong chúng ta có được cơ duyên một hôm nào đó nghe tiếng chuông chùa công phu từ sáng sớm, hay quỳ gối chấp tay nơi chánh điện chiêm bái từ dung của Đấng Thế Tôn đang ngự tọa trên đài sen mà thấy cõi lòng thanh thản, an nhiên thoát tục :

 

              “Cửa Phật đây rồi tôi đến đâ

 

              “Van xin nước tịnh gội đêm say

 

              “Tôi người mê muội ham cùng cả

 

              “Xóa nhạt trăm năm hận một ngày”

 

                            Thanh Tịnh

 

Xem chi tiết...
    Đạo Mạch và nền Văn Hóa

Trên hai ngài năm trước, đức Từ Phụ Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác trở về thế giới Phật bảo.

 

              Một ngàn hai trăm năm mươi bậc Tổ Sư nối truyền mạng mạch Chánh pháp, khé cơ, khế lý, tùy thuận quốc độ, căn cơ chúng sanh.

 

              Phần lớn các quốc gia khắp thế giới ngày nay đã có mặt và biết đến đức Phật cùng giáo lý của Ngài.

 

              Đệ tử Phật phát nguyện kiên trì nhẫn nại mang ánh đạo mầu huyền diệu đến khắp nẻo đường của nhân thế. Trong số đó có Phật tử Việt nam, nhất là sau biến cố 30 tháng tư 1975, không ít con dân nước Việt trôi dạt khắp các quốc gia nhân đạo mở rộng vòng tay bao dung trong số người Việt phiêu bạt ấy, đa phần là Phật tử. Tất cả thuận theo quy luật phát triển thiên nhiên là lẽ sống. Mặc dù gắp nhiều khó khăn, khi đặt chân đến một nơi hoàn toàn mới lạ : Nào là ngôn ngữ bất đồng, nào là phong tục tập quán đều khác lạ. Thế nhưng, dần dà rồi cũng hội nhập.

 

Xem chi tiết...
    Tổ Đình Từ Đàm hải Ngoại

Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại ở Dallas được hoàn thành viên mãn và Quý thu Mậu dần – 1998 thật là một công trình thể hiện được sự biểu dương hoằng pháp của Phật Giáo Việt Nam trong sự phát huy tinh thần Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi của hồng ân chư Phật cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ cùng toàn thể Phật tử Việt nam, khi nơi đây kết tinh được về khả năng vô úy, vừa kết hợp thống nhất tròn đầy cho toàn thể Phật giáo đồ tỵ nạn khắp bốn bể năm châu. Sức mạnh vô úy cũng như sự tựu thành viên mãn của Tổ Đinh Từ Đàm Hải Ngoại ở Dallas, được chứng minh qua Đại hội Thường niên của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Tại Hoa Kỳ được thể hiện vào các ngày 09, 10 và 11 tháng 10 năm 1998 vừa qua, quy tụ đại diện và đại biểu Phật giáo từ Á châu, Úc châu, Âu châu, Mỹ châu vân tập về đây để vừa tham dự Đại hội Thường Niên năm thứ II, nhiệm kỳ 2, vừa Khánh thành ngôi Tổ đình trang nghiêm hùng vĩ tại Dallas.

 

Xem chi tiết...
    Trúc Lâm, Từ Đàm, Từ Đàm Hải Ngoại

Về phía Bắc Vương xá thành có một vườn tre rất rộng và rất đẹp. Vua Tần Bà Sa La đem vườn tre ấy dâng cúng cho đức Phật và Tăng đoàn làm nơi nghĩ chân trong ba tháng kiết hạ an cư. Trong buổi lễ trao khu vườn Trúc Lâm, vua đã dùng nước trong bình vàng rót lên tay Phật tượng trưng cho sự chuyển đạt từ vua đến Phật. Trúc Lâm tinh xá là cơ sở đầu tiên Phật chấp nhận dùng làm nơi tu học cho chúng Tăng. Sự việc xảy ra cách đây trên 2,500 năm.

 

              Mười chín thế kỷ sau, hoàng tử Trần Khâm, con của vua Trần Thánh Tông, ra đời năm 1285, lên ngôi năm 20 tuổi. Vào trung tuần tháng tư năm 1329, vua Trần Nhân Tông sau khi hoàn tất nhiệm vụ an bang tế thế, đã đến chùa Hoa Yên, núi Yên Tử, xuất gia hành đạo, lấy đạo hiệu là Trúc Lâm Đầu Đà. Trúc Lâm giờ đây không phải là rừng tre ở miền Bắc Vương Xá thành xa xôi vạn dặm mà được biểu hiện qua ngôi chùa đơn sơ, thanh tịnh, miền Bắc Việt Nam, qua hình hài nhân thế của Trần Nhân Tông, của Hương Vân Đầu Đà.

Xem chi tiết...
    Từ Đàm Quê Hương Tôi

Chắc có lẽ không một ai trong chúng ta là chưa nghe qua một lần bài hát nầy. Bài hát đã đi vào lòng người hơn nửa thế kỷ qua. Đây là một bài hát ca ngợi ngôi chùa Từ Đàm tại miền Trung đất Việt. Nơi mà các Đại biểu Phật giáo của ba miền đã ngồi lại với nhau để trở thành biểu tượng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sau nầy

 

              Quê hương tôi đó, với bao giải dầu của mưa nắng, của bom đạn, của hận thù và của phân hóa, . . . chỉ còn chót vót những ngôi chùa là biểu tượng của thương yêu và sự sống của muôn dân. Dầu trải qua bao nhiêu biến thiên của lịch sử, ngôi chùa đã đóng góp một phần không nhỏ trong sự tồn vong của Đạo pháp. Vì lẽ ấy mà đạo Phật đã bao đời hiện diện với núi sông, với lịch sử là vậy.

 

Xem chi tiết...
    Cảm Niệm Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại

Hai tiếng TỪ ĐÀM, ôi thật linh diệu làm sao, gợi lên trong tâm thức   chúng ta một ý niệm cao quý nhất và thiêng liêng nhất là biểu tượng cho pháp âm   mầu nhiệm của đức Thế tôn vẫn còn văng vẳng đâu đây. Nghe hai tiếng Từ Đàm,   chúng ta cảm thấy trong tâm tư mình dạt dào khơi dậy một niềm tin mãnh liệt,   một sức sống phi thường mà những sức sống và niềm tin đó đã được un đúc, đã   được bồi dưỡng từ chất liệu pháp âm nhiệm mầu trãi qua bao nhiêu thế hệ để làm   hành trang giải thoát và giác ngộ trên đường đời lắm nhiều đắng cay gian khổ,   đồng thời, cũng làm nở hoa cho cuộc sống hạnh phúc an vui.

Xem chi tiết...
    Mấy Ai Dễ Biết

Ở đời mấy ai dễ biết về tương lai của một con người. Trăng trên trời lúc tỏ khi mờ, tùy theo thời tiết gió mây. Người sống trên đời khi thăng lúc trầm, hạnh phúc khổ đau buồn vui bất định. Nhân sinh thế sự thịnh suy là lẽ thường tình hiện bày trước mắt. Ai cũng biết như vậy. Nhưng đã mấy ai đích thực sống ý thức với cái thấy biết đó để cải tiến phàm tâm vọng thức, ngõ hầu hiện thực thiện mỹ hóa hoàn cảnh, thăng hoa hạnh phúc đời sống. Bởi nhân sinh thế sự đều do tâm trí con người tạo nên, thì cũng chính con người cải tiến nó. Nếu sống có ý thức, hướng thiện suy tư, có lẽ con người bớt đi tham vọng ích kỷ, và từ đó, đời sống sẽ trở nên quảng đại an lành hơn. Tâm thức rộng mở tạo thành ánh sáng an lành tỏa khắp cho đời mình và người, tự nhiên màn đêm bất hạnh tiêu tan, theo đó, bao nỗi khổ đau biến thành niềm an lạc. Tâm thức quan trọng đối với đời sống con người như thế, nên cổ đức khuyên : “Hồi quang phản chiếu”. Nghĩa là phải thường hằng đem ánh sáng trí tuệ để rọi chiếu tâm thức mình.

 

Xem chi tiết...
    Tâm Thư Của Đại Hội

Ngưỡng bạch chư Tôn Đức,

 

      Năm mươi sáu Tăng Ni và trên hai ngàn Phật tử, đại biểu của trên 100 cơ sở trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ, Á châu, Âu châu, Gia Nã Đại, Úc châu và vùng Dallas – Fort Worth đã vân tập về Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại ở Dallas dự lễ Khánh thành ngôi Tổ Đình nghiêm trang hùng vĩ vừa hoàn mãn việc xây cất, và tham dự Đại hội Thường niên lần thứ II nhiệm kỳ 2 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, xin đê đầu đảnh lễ và vấn an nhị vị Hòa thượng cùng chư Tôn đức Lãnh đạo Giáo hội.

 

Xem chi tiết...
    Quyết nghị của Đại Hội

Năm mươi sáu Tăng Ni và trên hai ngàn Phật tử, đại diện của trên 100 cơ sở trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ, Á châu, Âu châu, Gia Nã Đại, Úc châu và vùng Dallas - Fort Worth đã vân tập về Tổ Đình Từ Đàm Hải Ngoại ở Dallas dự lễ Khánh thành ngôi Tổ Đình nghiêm trang hùng vĩ vừa hoàn mãn việc xây cất, và tham dự Đại hội Thường niên lần thứ II nhiệm kỳ 2 của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Đạo từ ngày 09 đến 11 tháng 10 năm 1998.

 

              Qua ba ngày hội họp trong tình tương thân, tương kính, tương sinh để xây dựng nền Phật giáo Việt nam trong xu thế mới của thế giới và trước ngưỡng cửa thế kỷ 21, nghe báo cáo Phật sự trong thời gian qua cùng hoạch định kế hoạch phát triển các Hội đồng cũng như Cơ sở của Giáo hội ở bước ngoặc mới đang biến chuyển của tình hình trong nước. Toàn thế Đại biểu trực thuộc các Hôi đồng, Vụ, Miền, Phòng và các Cơ sở địa phương đã đồng thanh quyết nghị :

 

Xem chi tiết...
    Diễn Văn Khai Mạc Đại Hội Thường Niên Kỳ II

Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tổng thư ký Viện Hóa Đạo tại quê nhà vừa rời nơi lao tù cùng với nhị vị Thượng tọa Tuệ Sỹ và Trí Siêu.Chúng ta hân hoan đón nhận tin nầy với niềm hy vọng to lớn vào những đóng góp trong tương lai của Hòa thượng cùng nhị vị Thượng tọa cho sự phục hoạt của Giáo hội Mẹ cũng như những đóng góp văn hóa khác. Hình ảnh của Chư tôn Giáo phẩm tại quê nhà nhắc nhở chúng ta một sứ mạng cấp thiết hiện nay là dồn mọi nỗ lực cho sự sống còn của Giáo hội. Trong lúc tại Việt nam, Giáo hội đang phải tồn tại trong sự đàn áp trù dập của nhà cầm quyền thì sự hiện hữu của Văn phòng II Viện Hóa Đạo tại Hải ngoại, không cần phải nói nhiều, tự nhiên là vô cùng hệ trọng. Những thế lực ma vương có đủ mọi lý do để làm suy yếu và tiêu diệt Giáo hội tại hải ngoại. Nhận thức rõ ràng như vậy, chúng ta phải đặt sự tồn vong của Giáo hội trên hết trong mọi công tác Phật sự. hôm nay.

 

Xem chi tiết...
1 2
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT HOA KỲ
TỔ ĐÌNH TỪ ĐÀM HẢI NGOẠI
615 N Gilbert Rd Irving TX 75061 - 6240 ĐT:(972)986 - 1019
Bạn là người online số:
3149025
Có -594 Khách Đang Online